Đỉnh đồng có ý nghĩa gì trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt

Đỉnh đồng hay lư đồng là vật phẩm thờ cúng quen thuộc trên bàn thờ gia tiên. Vậy trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt, đình đồng có ý nghĩa gì và tại sao đây là món đồ thờ cúng không thể thiếu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để tháo gỡ phần nào thắc mắc trên.

đỉnh đồng có ý nghĩa gì

Đỉnh đồng là gì?

Xưa kia, vốn dĩ đỉnh đồng chỉ được sử dụng tại các không gian cung đình như phủ vua chúa, quan lại hay những gia đình giàu có như nhà phú hộ, thương nhân với hình tượng biểu trưng cho sự sang trọng, quyền quý, giàu có. Tuy nhiên ngày nay, đỉnh đổng ngoài ý nghĩa là một sản phẩm để trang trí, đây còn là vật dụng thường xuyên xuất hiện trên các ban thờ gia tiên, phòng thờ, đình, chùa, miếu,…. Với những ý nghĩa tốt đẹp, thiêng liêng, đỉnh đồng đã trở thành món đồ  quan trọng trong bộ đồ thờ cúng trên ban thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt.

Cấu tạo của một chiếc đỉnh đồng phổ biến hiện nay

Một chiếc đỉnh đồng sẽ bao gồm tất cả 5 phần:

Đế: Hình dáng thường là hình tròn với bề mặt được đúc hoa văn khớp với thân đỉnh như con dơi, hoa sòi, đường kính vừa khít với chân đỉnh đồng, bên dưới bao quanh là 1 đường viền nhô hơn so với bề  mặt đế giúp cố định 3 chân lư.

Chân: Được đúc nối liền với thân đỉnh giúp lư đứng vững chắc khi đặt trên đế

Thân: Phần này thường sẽ phình to hình bầu dục  được chạm khắc tinh xảo bằng những hoa văn đẹp mắt hay dòng chữ Hán.

Nắp: Có hình tròn và được gắn với tượng con Nghê đúc liền khối với nắp. Bức tượng sẽ được tạo một lỗ nhỏ thông từ miệng Nghê đến đáy nắp nhằm mục đích nhả khỏi, mùi thơm khi đốt trầm

Tai: Thường được đúc hình mây và đặt đối xứng hai bên thân đỉnh

Một lưu ý đối với gia chủ khi mua lư đồng về sử dụng thì nên mua cả bộ đỉnh đồng, không mua riêng lẻ. Đỉnh đổng, đôi hạc hoặc chấn nến bằng đồng được gọi là bộ tam sự. Đỉnh đồng đi cùng đôi hạc, đôi chân nến thì được gọi là bộ ngũ sự.

Đỉnh đồng có ý nghĩa gì trong tín ngưỡng thờ cúng

Bắt nguồn từ Trung Quốc, đỉnh đồng được ông cha ta thay đổi cho phù hợp văn hóa, phong tục người Việt Nam. Vậy đỉnh đồng có ý nghĩa gì trong tín ngưỡng thờ cúng? Đây là vật dụng để đốt trầm hương, nhằm tỏ lòng thành kính của thế hệ con cháu đối với nguồn cội, đồng thời cầu mong gia tiên phù hộ, mang đến may mắn, bình yên trong cuộc sống. Ngoài ra, lư đồng còn tượng trưng cho trời nên rất phù hợp sử dụng cúng phật, đặt trên bàn thờ gia tiên, đình, chùa, miếu, từ đường,…

Mùi hương trầm được tỏa ra từ lư đồng sẽ tạo cảm giác ấm cúng cho ngôi nhà. Đồng thời, hương thơm đó còn khiến tăng thêm cát khí, vượng khí cho gia đình, thanh lọc, xua đuổi hung khí. Chính vì lẽ đó mà nhiều gia đình Việt rất thích đốt hương trầm ở đỉnh đồng ban thờ gia tiên.

Ý nghĩa từng chi tiết trên đỉnh đồng

Nắp đỉnh đồng

Điển hình của sự khác biệt so với Trung Quốc mà ông cha ta đã thay đổi đó chính là hình tượng trên nắp đỉnh. Nếu trên nắp lư đồng theo văn hóa Trung Hoa là hình tượng con Lân thì ông cha ta đã tạo ra giá trị mới đó chính là sáng tạo thành con Nghê dựa trên hình mẫu  loài chó nuôi tại nhà, con vật luôn trung thành, bảo vệ con người, nhà cửa do đó, con Nghê có ý nghĩa xua đuổi tà khí.

4 Min

Chân đỉnh đồng

Đỉnh đồng có ba chân vững chắc vừa nâng đỡ lư đứng chắc chắn trên đế, vừa giúp gia đình luôn bình yên, vui vẻ bằng cách chấn hưng không gian thờ cúng.

Thân đỉnh

Thân đỉnh thường được chạm khắc tỉ mỉ bằng các loại hoa văn hoặc dòng chữ Hán “Phúc- Lộc- Thọ- Khang- Ninh” đi cùng hình ảnh con rồng, mặt trăng với ý nghĩa thu hút nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ.

thân đỉnh đồng

Trên đây là những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc đỉnh đồng có ý nghĩa gì và tại sao đây là vật phẩm không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, thị trường có đa dạng các mẫu mã, cũng như chất lượng khác nhau; gia chủ nên lựa chọn thật kĩ địa điểm bán hàng uy tín để có thể mua được lư đồng chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *